Các nhóm thuốc và 6 thiết bị mà F0 cần chuẩn bị để cách ly và điều trị tại nhà

 

Nếu bạn là một F1 hay F0, hãy đọc bài viết dưới đây để biết các nhóm thuốc và 6 thiết bị mà F0 cần chuẩn bị để cách ly, điều trị tại nhà

Hiện nay, số ca mắc COVID-19 trên cả nước đang gia tăng, theo đó F0 điều trị tại nhà cũng tăng tại nhiều địa phương. Để ACE có thông tin chi tiết hơn, hãy cùng theo dõi các hướng dẫn từ Bộ Y Tế nhé!

1. F0 nào được điều trị tại nhà?

Người mắc COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

👉 Người mắc COVID-19 không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Người mắc COVID-19 không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

2. Các loại thuốc/ nhóm thuốc và thiết bị điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

  • Các thuốc hạ sốt: Efferalgan, Panadol…
  • Nhóm các thuốc/ bài thuốc chữa ho: Ngậm chanh đào ngâm mật ong, uống mật ong với nước chanh ấm, hoặc dùng các loại thuốc ho thảo dược, thuốc ho Prospan…
  • Nhóm các thuốc chữa tiêu chảy: Oresol…
  • Nước súc miệng: Betadine, nước muối sinh lý,…
  • Cồn sát trùng
  • Các thuốc bệnh nền nếu F0 có bệnh nền (nên chuẩn bị đủ cho 4 tuần)
  • Các loại thuốc xịt mũi: Viraleze…
  • Vitamin C, Kẽm
  • Nước uống thông thường, nước bù điện giải

(Lưu ý: ACE không tự ý mua các thuốc điều trị Covid khi không có sự kê đơn của bác sĩ)

👉 Các thiết bị cần thiết cho việc tự cách ly tại nhà: Nhiệt kế, Máy đo SpO2, Que test nhanh, Khẩu trang, Găng tay y tế, Các máy theo dõi bệnh nền.

  • Bên cạnh đó, khi trở thành F1, F0, mỗi người cần chuẩn bị thêm:
  • Lương thực đủ cho thời gian cách ly (nếu 1 mình)
  • Dung dịch vệ sinh nhà cửa và khử khuẩn
  • Giấy vệ sinh, khăn giấy, quần áo thoải mái
  • Chỗ ở cách ly đảm bảo quy định
  • Số điện thoại của các cơ sở y tế trong khu vực, phòng cấp cứu

Bộ Y tế lưu ý người mắc COVID-19 nên:

  • Nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe)
  • Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày
  • Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước
  • Ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa
  • Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả…
  • Suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái

3. Thời gian điều trị COVID tại nhà bao lâu mới khỏi?

✅Đây có thể là câu hỏi nhiều ACE quan tâm lúc này!

⚡Nếu bị COVID-19 nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ và không kèm viêm phổi, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh sau khoảng 1 – 2 tuần điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi đã bị bệnh mức độ nặng, có viêm phổi hoặc suy hô hấp thì thời gian khỏi khoảng 3 – 6 tuần tùy vào từng bệnh nhân.

Để đảm bảo sức khỏe cho người nhà và cộng đồng, khi phát hiện trở thành F0 ACE hãy chủ động:

➡️ Thông báo và test COVID cho tất cả những người sống cùng với mình.

➡️ Chuẩn bị một phòng riêng để tự cách ly.

➡️ Không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly

➡️ Không tự ý uống thuốc không nằm trong chỉ định của bác sĩ điều trị. Chỉ uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38.5 độ C.

➡️ Giữ tâm lý bình tĩnh, không hoảng sợ hay lo lắng 🍀

4. Nên sử dụng que test nhanh với tần suất như thế nào là hợp lý và tiết kiệm chi phí? Khi nào thì cần test nhanh, khi nào cần test PCR?

👇Trong thời gian điều trị Covid tại nhà, việc thực hiện test nhanh để kiểm tra lại mức độ khỏi bệnh thường được thực hiện sau 7 ngày kể từ ngày phát hiện dương tính để kết quả chính xác nhất. Để đo mức độ lây nhiễm, ACE có thể test PCR để đảm bảo an toàn cho những người xung quanh. Ngoài ra, nên test thường xuyên tần suất 1 lần/ tuần để kiểm tra việc tái nhiễm Covid đối với bệnh nhân từng là F0.

💯Trên đây là các thông tin cần lưu ý, ACE có thể tham khảo khi tự điều trị F0 tại nhà.💯

💪Chúc tất cả ACE Bình an và Hạnh phúc 💟

Tham khảo nguồn: Bộ Y Tế

Bài viết được đề xuất

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?